SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KHAI VẤN VỚI TƯ VẤN, CỐ VẤN VÀ CHUYÊN GIA TÂM LÝ

Ngành khai vấn (coaching) là một ngành khá mới tại Việt Nam, do đó khi khách hàng gặp tôi họ thường có những câu hỏi:

  • Công việc này có phải là tư vấn tâm lý không chị?
  • Khai vấn khác với tư vấn như thế nào ạ?
  • Theo em được biết, một trong kỹ năng lãnh đạo, người quản lý phải biết “mentoring” (tạm dịch: kèm cặp/hướng dẫn) nhân viên dưới quyền của mình, vậy công việc mentoring trong công ty này có phải là công việc khai vấn  chị đang thực hiện không ạ?

Để làm rõ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa Khai vấn so với Tư vấn, Cố vấn và Tâm lý trị liệu như thế nào nhé.

Chuyên gia khai vấn có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực khai vấn giúp khách hàng tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình
không nhất thiết phải có chuyên môn trong vấn đề của khách hàng.

KHAI VẤN (Coaching)

Theo định nghĩa của Liên đoàn Khai vấn Quốc tế (International Coach Federation-ICF), khai vấn là sự hợp tác giữa chuyên gia Khai vấn và khách hàng trong một quá trình làm việc qua đó chuyên gia Khai vấn sẽ kích thích khả năng tư duy sáng tạo từ khách hàng, truyền cảm hứng để giúp khách hàng phát huy tối đa tiềm năng cá nhân và nghề nghiệp của mình.
Chuyên gia khai vấn có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực khai vấn giúp khách hàng tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình không nhất thiết phải có chuyên môn trong vấn đề của khách hàng.

TƯ VẤN (Consulting)

Người tư vấn là một chuyên gia cung cấp kiến thức, lời khuyên hoặc ý kiến về chuyên môn và kỹ thuật. Họ tìm hiểu hiểu vấn đề và trình bày các giải pháp. Tư vấn thường đi theo một phương pháp luận đã được kiểm chứng.
Tư vấn không giống như Khai vấn vì với khai vấn, giải pháp đến từ khách hàng.

CỐ VẤN/ HƯỚNG DẪN (Mentoring)

Người cố vấn là người thầy chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng của họ, đưa ra lời khuyên và cung cấp những mô hình mẫu, thành công trước đó để giúp khách hàng nắm bắt vấn đề và có định hướng tốt cho điều mình muốn thực hiện.
Cố vấn, Tư vấn và Khai vấn đều quan tâm chủ yếu đến những điều mong muốn đạt được trong hiện tại và tương lai.

TÂM LÝ TRỊ LIỆU (Therapy/ Psychotherapy)

Tâm lý trị liệu, là một quá trình lâu dài, trong đó khách hàng làm việc với chuyên gia tâm lý để chẩn đoán và giải quyết các vấn đề về niềm tin, hành vi, các vấn đề về mối quan hệ, cảm xúc và đôi khi là phản ứng thể chất. Ý tưởng đằng sau liệu pháp là tập trung vào những tổn thương và vấn đề trong quá khứ để thay đổi thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, sửa chữa và cải thiện các mối quan hệ và vượt qua cảm giác đau đớn.
Theo nghĩa này, liệu pháp của chuyên gia tâm lý là tập trung vào quá khứ, xem xét và phân tích nội tâm, với hy vọng giải quyết các vấn đề trong quá khứ thường là để tránh đau đớn hoặc khó chịu nhằm cải thiện cuộc sống tinh thần, cảm xúc hiện tại.

Như vậy, các chuyên gia tâm lý trị liệu tập trung vào “tại sao” các mẫu hành vi nhất định xảy ra, trong khi các chuyên gia Khai vấn  tập trung  về “phương thức” và động lực làm việc để đạt được mục tiêu.
Với các giải thích trên, chúng ta cùng nhìn lại bảng so sánh tóm tắt như sau:

Hoạt động  Cùng lĩnh vực chuyên môn với khách hàng Người đưa ra giải pháp
Khai vấn Không nhất thiết Khách hàng
Tư vấn Chuyên gia tư vấn
Cố vấn Khách hàng
Tâm lý trị liệu Chuyên khoa tâm lý Chuyên gia tâm lý

Các chuyên gia Khai vấn sử dụng một loạt các kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi làm rõ, trao lại góc nhìn v.v. để giúp khách hàng nhìn rõ vấn đề của họ, được tin tưởng và trao quyền, từ đó  khám phá các cách tiếp cận khác nhau để đạt được mục tiêu của họ. Chuyên gia Khai vấn tin tưởng rằng mỗi khách hàng đều có câu trả lời tốt nhất cho các vấn đề của mình từ sâu thẳm bên trong. Những câu hỏi khó và đủ sâu sẽ kích hoạt tâm trí và cảm xúc để có được hướng đi cho những vấn đề của mình.

Những kỹ năng này có thể được sử dụng trong hầu hết các phiên khai vấn, ở những lĩnh vực khác nhau, để hỗ trợ khách hàng trong bất kỳ nỗ lực nào của con người. Từ mối quan tâm của họ về sức khỏe, cá nhân, nghề nghiệp, thể thao, xã hội, gia đình, chính trị, tinh thần, v.v… Do vậy, khi nói tới Khai vấn thì thuật ngữ “Khai vấn cuộc sống” (Life Coaching) thường xuất hiện đi cùng.

Các Coach – Chuyên gia khai vấn tại Gein Academy

Mục tiêu của Khai vấn hay Khai vấn cuộc sống là giúp khách hàng “thoát khỏi tình trạng khó khăn” bằng chính giải pháp của mình. Khai vấn để hướng tới hành động và kết quả. Chuyên gia Khai vấn đo lường sự thành công của khách hàng của họ bằng các kết quả cụ thể. Họ sẽ giúp khách hàng đặt ra các mục tiêu Thông minh (SMART), theo dõi lộ trình thực hiện để cuối cùng niềm vui đến với các chuyên gia Khai vấn là nhìn thấy khách hàng của mình ăn mừng chiến thắng “vượt qua khó khăn”.